Chống thấm chân tường là một công đoạn không thể thiếu trong quá trình xây dựng công trình. Tình trạng thấm nước, ẩm mốc sẽ sảy ra nếu không kịp thời xử lý. Lâu ngày sẽ gây mất thẩm mỹ, nấm mốc phát triển ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình bạn.
Để khắc phục những tình trạng trên cần tìm được những giải pháp phù hợp mang lại hiệu quả cao. Sau đây hãy cùng chống thấm Toàn Việt giúp bạn giải quyết những rắc rối đó nhé.
Nguyên nhân dẫn đến chân tường bị thấm nước, ẩm mốc
Có rất nhiều vị trí hay xảy ra tình trạng thấm ẩm chân tường như chân tường tầng hầm, chân tường nhà vệ sinh, chân tường có đất nền ẩm, chân tường giữa 2 nhà có khoảng cách nhỏ…Các nguyên nhân gây nên tình trạng chân tường bị thấm nước, ẩm mốc đó là:
1/ Ảnh hưởng bởi vật liệu xây dựng
Những vật liệu xây dựng như hồ dầu, vữa xi măng có bản chất là khả năng hấp thụ nước rất lớn. Chính vì vậy sau một thời gian sử dụng. Do trời mưa nhiều, lượng nước ngấm trong đất lớn. Nước sẽ ngấm vào vật liệu chúng hút một phần lên tường theo mạch lan, phần nước còn lại sẽ đọng và thấm chân tường.
Đây chính là nguyên nhân chính gây thấm. Đặc biệt là với những ngôi nhà ở vùng ẩm ướt nhiều như gần sông, hồ, khu vực bếp, nhà tắm….
2/ Không đảm bảo đủ vữa xi măng khi xây dựng
Trong quá trình xây dựng, người thợ không sử dụng đủ vữa xi măng. Khiến các lỗ rỗng giữa các viên gạch. Khiến nước thấm nhanh và thấm vào chân tường. Một nguyên nhân dẫn đến việc thấm chân tường tưởng chừng đơn giản nhưng cũng rất dễ gặp.
Quá trình thi công yếu kém chất lượng. Khi xây dựng phần móng, phần chân tường, thợ thi công sử dụng không đủ vữa xi măng. Do đó tạo ra các lỗ rỗng giữa các viên gạch. Đó chính là điều kiện lý tưởng để nước thấm vào chân tường nhanh chóng.
3/ Không có biện pháp chống thấm từ đầu
Ngay từ ban đầu khi xây dựng công trình. Chủ nhà đã bỏ qua công tác chống thấm. Các biện pháp chống thấm không được áp dụng luôn từ đầu cũng là một nguyên nhân chính khiến cho tường nhà bị thấm ẩm. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng công trình về sau.
Dù là ở nguyên nhân nào đi nữa, việc tường nhà bị thấm nước, ẩm mốc sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Gây ra khá nhiều rủi ro về sự an toàn cũng như tính thẩm mỹ. Vậy đâu là giải pháp cùng tìm hiểu ngay sau đây cùng chúng tôi nhé.
Phương pháp xử lý chân tường bị ẩm kiểu truyền thống
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý vấn đề này. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy lúng túng khi phải lựa chọn. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết về các cách chống thấm chân tường kiểu truyền thống.
1/ Sử dụng gạch ốp tường, giấy dán tường
Với phương pháp này được nhiều người nghĩ đến ngay khi muốn chống thấm chân tường. Cách này không những chống thấm còn có tác dụng trang trí. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả như nhiều người vẫn nghĩ?
Sử dụng gạch ốp chân tường là cách truyền thống với mong muốn vừa làm đẹp vừa hạn chế hiện tượng ngấm nước. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia về xây dựng chỉ ra rằng đây là phương pháp quá sai lầm.
Với việc sử dụng đá hay gạch ốp lên cao 1-2 mét xung quanh tường sẽ làm đoạn tường bị hở do hơi ẩm từ nước trở lên nhanh hỏng hơn. Gạch hay đá khi ốp không thể làm tốt việc giữ kín kẽ hở ít nhiều làm hơi ẩm bị giữ lại, lâu dần thấm ngược lại. Vì thế, không nên áp dụng phương pháp này để chống thấm chân tường.
Tương tự như gạch ốp thì sử dụng giấy dán tường cũng chỉ là phương án tạm thời và không mang lại hiệu quả lâu dài. Sử dụng lâu ngày sẽ bong keo, ố vàng gây mất thẩm mỹ. Cách làm này chỉ phù hợp với nhà ở thuê hay những công trình ở tạm mà không muốn đầu tư quá nhiều vào công tác chống thấm.
2/ Giằng chống thấm chân tường
giằng chống thấm là một bước khá quan trọng giúp hạn chế tối đa hiện tượng thấm ẩm sau này. Với biện pháp này chỉ áp dụng được khi đang trong quá trình xây dựng. Giằng tường là lớp bê tông hoặc bê tông cốt thép dùng để liên kết các đỉnh tường của tầng nhà, trước khi đặt hoặc đổ bê tông tấm sàn.
Tác dụng của giằng tường là góp phần phân bố đều tải trọng từ sàn xuống tường. Tăng độ cứng làm giảm biến dạng cho sàn. Với giằng tường không liền khối với sàn thì góp phần chống lún lệch, tăng cường độ cứng không gian cho công trình, giúp tăng cường chịu các loại tải trọng ngang như động đất….
Tuy nhiên với phương pháp này hiệu quả chống thấm cho chân tường cũng không cao khi áp dụng với những công trình xây dựng trên nền đất yếu, nền từ ao, hồ, ruộng…
Một số vật liệu chống thấm chân tường tốt nhất hiện nay
Công việc chống thấm tường nhà (nhà mới xây và nhà cũ) là rất cần thiết. Giúp khắc phục hậu quả của hiện tượng thấm dột gây ra. Để thực hiện việc đó được hiệu quả thì việc đầu tiên là lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp.
1/ Sika chống thấm chân tường
Nếu tường chân tường nhà ngấm nước đã lâu chưa được xử lý ta dễ thấy nấm mốc phát triển, rong rêu tồn tại và sinh trưởng, rải rác nhiều vết nứt trên bề mặt.
Sử dụng vật liệu sika chống thấm cho chân tường đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao với khả năng chống thấm, chống ẩm mốc lâu dài.
Với những tính tăng phù hợp với mọi công trình xây dựng. Sản phẩm chống thấm Sika đáp ứng tốt nhu cầu chống thấm, rò rỉ nước ở nhiều vị trí khác nhau đặc biệt là chân tường.
2/ Keo chống thấm chân tường nhà
Nhắc đến keo chống thấm là nhắc đến một loại vật liệu xây dựng tương đối phổ biến. Chúng có vai trò nhất định trong nhiều hạng mục như thi công, sửa chữa, nâng cấp công trình. Có tác dụng chủ yếu là chống thấm.
Dòng keo này thực sự đa năng khi tương thích với nhiều loại vật liệu. Từ gạch đá tự nhiên hay đến bề mặt bê tông, xi măng loại keo này đều cho hiệu quả tốt nhất với nhiều đặc tính nổi trội.
Bởi do chính sự tiện lợi, dễ thi công và giá thành không quá cao, có thể tự làm. Thêm vào đó, khả năng chống lại sự xâm nhập của nước khi sử dụng sản phẩm này vô cùng hiệu quả. Ví như cho phần chân tường nhà vệ sinh, chân tường sân thượng hay cũng như những vị trí khác là vô cùng hiệu quả.