Chống thấm tường không trát là một trong những vấn đề khó khăn khi thi công chấm thấm cho toàn bộ ngôi nhà. Công trình, nhà ở đã bị thấm dột mà chủ nhân không biết phải làm như thế nào. Vậy làm sao giải quyết vấn đề chống thấm tường gạch không trát. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Tường không trát có cần chống thấm
Do điều kiện bắt buộc mà chúng ta không thể trát vữa bên ngoài khiến nước thấm trực tiếp vào gạch. Chính vì vậy mà nhiều công trình nhà ở đẹp lung linh phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự thấm dột, ẩm mốc.
1/ Đặc tính của tường gạch không trát
Bản chất của tường gạch không trát được hình thành trên cơ sở liên kết các thành phần nhỏ (viên gạch) lại với nhau bằng các chất kết dính như: vữa, xi măng… thông qua công việc xây – trát của người thợ.
Đặc tính của tường gạch không trát là bề mặt gồ ghề, không phẳng. Dẫn tới khả năng thoát nước, bay hơi nước bề mặt không tốt. Nếu để tường gạch trần tiếp xúc lâu với nước sẽ gây ra tình trạng ẩm bề mặt tường, đặc biệt là ở những chỗ thiếu nắng và gió.
2/ Hậu quả khi không chống thấm tường gạch không trát
Việc chống thấm cho ngôi nhà là vô cùng quan trọng. Bởi khi tường bị thấm sẽ gây những ảnh hưởng không nhỏ. Những tác hại khi tường nhà ẩm mốc gây ra đó là:
- Gây mất thẩm mỹ: Bạn có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường đó chính là sự biến dạng về màu sắc. Cũng như xuất hiện những vết ố vàng, vết nấm mốc đen. Điều này dẫn đến cho mảng tường trở nên xấu xí làm tổng thể ngôi nhà sẽ không còn đẹp.
- Phá vỡ cấu trúc ngôi nhà: Theo thời gian khi nước thấm vào gạch lâu ngày sẽ khiến vữa, gạch bị mục đi. Dẫn đến công trình vị trí bị thấm sẽ xuống cấp nhanh hơn các vị trí khác. Làm ảnh hưởng khá nhiều đến cấu trúc tổng thể của công trình.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Những vị trí bị ẩm lâu ngày sẽ sinh ra các vết mốc hay nấm. Đây là những vi sinh vật có hại là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hô hấp cũng như bệnh viêm xoang. Chính vì thế, việc tồn tại nấm mốc trong nhà là vô cùng có hại đến sức khỏe.
Phương pháp chống thấm tường gạch không trát hiệu quả triệt để
Chống thấm cho tường gạch không trát là vấn đề cần giải quyết ngay. Nhưng bạn vẫn đang loay hoay và chưa tìm được giải pháp nào thực sự hiệu quả để ngăn ngừa và xử lý tình trạng này.
Hiện nay có nhiều cách để chống thấm cho tường không được trát vữa ngoài. Nhưng sẽ phân làm 2 nhóm là chống thấm từ bên ngoài vào (chống thấm thuận). Và chống thấm từ bên trong ngăn không cho nước chảy vào hay còn gọi là chống thấm ngược.
1/ Chống thấm thuận cho tường gạch không trát
Ưu điểm của phương pháp chống thấm thuận
- Phương pháp này khá dễ thi công và chi phí thấp nên được lựa chọn khá nhiều và phổ biến.-
- Hiệu quả chống thấm tốt. Có hiệu quả kinh tế cao
- Phương pháp chống thấm này được đánh giá là có hiệu quả lâu dài.
Chống thấm thuận cho tường gạch không trát được diễn ra như sau:
Đối với tường không trát thì bề mặt tường khá lồi lõm và không bằng phẳng. Vậy nên các vật liệu chống thấm như: sơn chống thấm, hay các loại chống thấm bằng miếng dính…sẽ không đạt hiệu quả cao.
Phương pháp tối ưu và tiện lợi nhất trong tình huống này chính là sử dụng hỗn hợp dung dịch chống thấm Water Seal. Vật liệu chống thấm Water Seal là một dung dịch chống thấm đa năng.
Cách sử dụng là phun trực tiếp dung dịch lên bề mặt cần chống thấm, hợp chất này sẽ bám vào gạch và các mạch hồ sau đó trực tiếp ngăn chặn dòng nước tiếp xúc có thể thấm vào trong.
Với dung dịch Water Seal này chỉ cần dùng bình phun. Phun Water Seal đẫm lên các bức tường mà không trát ngoài được. Water Seal sẽ thẩm thấu vào gạch và các mao mạch tạo tinh thể Silicate bền vững và chống thấm hiệu quả nhất.
Phun từ 2 đến 3 lớp, mỗi lớp phun cách nhau khoảng 4 đến 5 giờ. Để dung dịch khô hẳn trong tầm 10 giờ mới tiến hành thi công các hạng mục khác.
2/ Phương pháp chống thấm ngược
Đối với phương pháp này chỉ nên thực hiện khi tường ngoài không có không gian để áp dụng chống thấm thuận. Vì cách này chi phí tốn kém gấp 2-3 lần so với chống thấm thuận và cần làm thật cẩn thận, tỉ mỉ.
Thi công đối với tường nhà cũ
- Giai đoạn này khá mất thời gian và công sức vì cần đục hết lớp hồ, vôi vữa trong bờ tường ra. Nhớ đục cẩn thận bởi sẽ có những thiết bị đặt âm tường như đường ống điện, đường ống nước. Chỉ cần một sai sót nhỏ có thể dẫn đến những thiệt hại lớn.
- Dùng chổi hoặc máy hơi làm sạch bụi bẩn. Cũng như gạch vụn còn bám trên tường sau khi hoàn thành việc đục tường
- Sử dụng dung dịch Water Seal phun đều như đối với công đoạn chống thấm thuận, phun từ 2 đến 3 lớp.
- Sau khi phun xong thì để thời gian cho dung dịch khô hẳn đi.
- Tiến hành trộn xi măng với vật liệu chống thấm 2 thành phần. Dùng cọ, chổi quét đều thêm một lớp bên trên để đảm bảo cho việc chống thấm đạt hiệu quả cao nhất.
- Cuối cùng là công đoạn trát hồ vữa lại cho bức tường và sơn lại như cũ.
Đối với tường nhà mới xây
Trường hợp này thì đơn giản hơn, chúng ta không cần phải bóc tường cũ. Mà chỉ cần vệ sinh sạch sẽ trước khi thi công. Lý tưởng nhất, hoạt động này nên tiến hành kết hợp với khi xây mới công trình.
Với tường không trát mới xây thì sử dụng các loại vật liệu gốc xi măng thi công ngay lên lớp gạch vừa xây khi chưa trát xong. Có thể sử dụng chất chống thấm 2 thành phần Sikatop Seal 107 để thi công chống thấm cho phần tường trong.
Để đạt được hiệu quả chống thấm cao nhất. Sau khi thi công chống thấm ngược xong kiểm tra tình trạng thấm nước trước khi thi công lớp vữa bên ngoài.