THI CÔNG CHỐNG THẤM

Chống thấm là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình xây dựng bất cứ một công trình nào, và biện pháp thi công chống thấm tốt nhất là biện pháp phù hợp dành cho từng hạng mục trong công trình của bạn.

Đối với từng hạng mục chống thấm như sàn mái, tường, tầng hầm, nhà vệ sinh, bể bơi đều có những biện pháp thi công chống thấm riêng biệt mà bạn cần tìm hiểu kĩ nếu không muốn “mất cả chì lẫn chài”, tức là vừa mất chi phí, công sức cho việc chống thấm mà hiệu quả lại chẳng được là bao.

Dưới đây là biện pháp thi công chống thấm tốt nhất hiện nay dành cho từng hạng mục ở trên giúp cho hiệu quả chống thấm luôn ở mức tốt nhất, mời quý bạn đọc cùng tham khảo:

  1. Biện pháp thi công chống thấm sàn mái

Sàn mái hay mái nhà là khu vực dễ bị thấm, dột nhất trong ngôi nhà của bạn do nơi đây thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với nắng, mưa và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác.

Màng sơn bị nứt
sàn mái bị nứt gây thấm dột

Nguyên nhân gây thấm sàn mái là do trong quá trình thi công xây dựng, các loại vật liệu xây dựng không được tính toán cẩn thận dẫn đến sự giãn nở kém. Sàn mái gặp thời tiết nắng nóng thì giãn nỡ, sau đó nứt, vỡ tạo nên các kẽ hở. Sau những trận mưa, nước mưa đi theo những kẽ hở này làm cho bề mặt sàn mái và cả những bức tường xung quanh sàn mái bị thấm nước nghiêm trọng.

Để hạn chế việc sàn mái bị thấm nước, ngoài việc chủ nhà nên cẩn thận trong việc tính toán và sử dụng nguyên vật liệu xây dựng thì chống thấm (sử dụng các biện pháp chống thấm cho sàn mái) là phương pháp vượt trội và khả thi hơn hẳn.

Chống thấm cho sàn mái tức là phủ lên bề mặt sàn mái một lớp sơn chống thấm giúp cho bề mặt này không bị thấm nước, giảm nứt vỡ và bền bỉ với thời gian.

 

 

 

Tuy nhiên chống thấm sàn mái là công việc yêu cầu độ chính xác và tỉ mỉ khá cao, kèm theo nhiều công đoạn. Dưới đây là biện pháp thi công chống thấm sàn mái hiệu quả và tốt nhất hiện nay:

+ Công đoạn chuẩn bị:

Chuẩn bị bề mặt:

  • Bề mặt sàn mái phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi thi công chống thấm, đảm bảo không còn các thành phần gây ô nhiễm, các vết ố bẩn và đặc biệt là dầu mỡ.
  • Độ ẩm bề mặt không quá 5 % khi thi công chống thấm.
    Cách xử lý khi tường nhà bị nứt chân chim - VnExpress Đời sống
    xử lý bề mặt

Chuẩn bị vật liệu:

    • Sơn lót chống thấm Revinex.
    • Vải chống thấm Neotexlite.
    • Sơn chống thấm Neoproof PU W.
    • Sử dụng máy khuấy chuyên dụng khuấy đều sơn chống thấm Neoproof Pu W với tốc độ chậm trong 3 phút.
neoproof pu w
Chất chống thấm sàn mái Neoproof Pu w

+ Thi công:

Bước 1: Phun/ quét lớp sơn lót Revinex theo định mức 0,1kg/ m2 .

Sau đó thi công lớp Neoproof PU W thứ nhất được pha với 5% nước bằng chổi quét hoặc phun với định mức 0,75kg/ m2/ lớp và theo một hướng cố định.
Bước 2: Thi công gia cố vải Neotextile không dệt dán giữa 2 lớp trong khi lớp thứ nhất còn chưa khô để gia cường chống chịu xé.

Bước 3: Phun/ quét lớp Neoproof PU W thứ hai được pha với 5% nước bằng chổi quét hoặc phun với định mức 0,75kg/ m2/ lớp và theo một hướng cố định. Đợt bề mặt khô ráo hoàn toàn là đã thi công chống thấm xong sàn mái.

Thi công chống thấm lớp thứ hai

Để hiểu rõ hơn về  sơn chống thấm sàn mái chuyên dụng Neoproof PU W, quý khách tham khảo

LIÊN HỆ NGAY: 0984733758 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

  1. Biện pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh

Có một khu vực trong căn nhà của bạn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ thấm nước do thường xuyên phải tiếp xúc với nước và các hóa chất tẩy rửa, đó chính là nhà vệ sinh.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn Kova triệt để - Tổng Kho Sơn Hà Nội
nhà vệ sinh bị thấm dột

Trong một ngày, hầu như nhà vệ sinh lúc nào cũng ẩm ướt nên nơi đây hoàn toàn có khả năng bị thấm nếu bạn không sử dụng các biện pháp chống thấm và thi công chống thấm cẩn thận.

 

Dưới đây là biện pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất hiện nay, mời quý bạn đọc tham khảo:

+ Công đoạn chuẩn bị:

Chuẩn bị bề mặt:

  • Bề mặt phải sạch sẽ, không chứa các thành phần gây bong tróc và các thành phần gây ô nhiễm, dầu mỡ.
  • Bề mặt phải được làm ẩm toàn bộ trước khi thi công vữa chống thấm nhưng không được để đọng nước.
  • Các lỗ hổng hoặc khe hở trên bề mặt chống thấm phải được trám đầy và sửa chữa bằng Neorep và Revinex, tốt nhất là được quét lót bằng hỗn hợp Revinex + nước (tỉ lệ 1:3), sau đó loại bỏ hết nước thừa trước khi thi công.
  • Những lưu ý khi thi công sơn Jotun
    Xử lý nhà vệ sinh sạch sẽ

Chuẩn bị vật liệu:

  • Vật liệu chống thấm gốc xi măng Revinex Flex U360.
  • Lưới thủy tinh Gavazzi.
  • Khuấy đều Revinex Flex U360 với nước theo tỉ lệ 1:3 trong vòng 3 – 5 phút cho đến khi dung dịch đồng đều. Để vật liệu nghỉ 3 phút rồi khuấy đều lại trước khi thi công.

+ Thi công:

Bước 1: Thi công lớp Revinex Flex U360 thứ nhất bằng chổi quét hoặc phun với định mức 1 – 1,25kg/ m2/ lớp.

Bước 2: Khi lớp thứ nhất còn ướt, rải lên đó lớp thủy tinh Gavazzi.

Bước 3: Chờ lớp thứ nhất khô hay se bề mặt, tiến hành phun hoặc quét lớp thứ hai với định mức 1 – 1,25kg/ m2/ lớp. Đợi lớp thứ hai khô hoàn toàn là đã thi công chống thấm xong nhà vệ sinh.

Quy Trình Thi Công Chống Thấm Nhà Vệ Sinh – Thi Công Trọn Gói Nhà Dân
bề mặt chống thấm nhà vệ sinh hoàn thiện

Để hiểu rõ hơn về  vật liệu chống thấm gốc xi măng Revinex Flex U360, quý khách liên hệ 

LIÊN HỆ NGAY: 0984733758 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Tải tài liệu biện pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh đầy đủ nhất tại đây

  1. Biện pháp thi công chống thấm tường

Tường nhà bị thấm nước sẽ trở nên xỉn màu, loang lổ, bong tróc lớp vữa và sơn bề mặt trông rất mất thẩm mỹ, tuy vậy đây lại là tình trạng rất thường gặp tại các căn nhà được xây dựng ở Việt Nam.

Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là nguyên nhân cơ bản nhất gây nên tình trạng thấm nước ở tường nhà cũng như nhiều khu vực khác. Với tình hình thời tiết như vậy, đáng lẽ ra trong quá trình xây dựng nhà ở, người thi công và chủ đầu tư cần chú trọng tới vấn đề chống thấm và tính toán cẩn thận sao cho độ giãn nở của vật liệu phù hợp với biên độ nhiệt, độ ẩm thì vấn đề này lại ít được chú trọng, thậm chí bị bỏ qua vì mọi người chưa hiểu hết được tầm quan trọng của nó.

Nguyên nhân thứ cấp gây nên tình trạng thấm tường là do tường nhà bị nứt (vì các nguyên nhân chủ quan như khoan đục tường hoặc các nguyên nhân khách quan như thiên tai, động đất...), ống dẫn nước ngầm trong tường bị vỡ hoặc rò rỉ, hệ thống thoát nước không tốt...

Để hạn chế và tránh tình trạng tường nhà bị thấm, trong quá trình xây dựng nhà ở, bạn nên thi công chống thấm cho tất cả các bức tường trong căn nhà.

Dưới đây là biện pháp thi công chống thấm tường nhà tốt nhất hiện nay, mời quý bạn đọc tham khảo:

+ Công đoạn chuẩn bị:

Chuẩn bị bề mặt:

  • Bề mặt phải khô, sạch bụi, đất và mỡ. Trước khi thi công, để ổn định bề mặt, cần trám kín tất cả các lỗ hổng, lỗ rỗ và khe nứt trên tường bằng Revinex + nước pha theo tỉ lệ 1:4 hoặc Silatex Primer pha 30% dung môi Neotex 1111. để tăng cường độ bám dính và khả năng bao phủ của vật liệu.

Chuẩn bị vật liệu:

  • Vật liệu lót chống thấm Revinex.
  • Sơn chống thấm Silatex Super.
  • - Khuấy đều bằng máy khuấy tốc độ chậm trong vòng 3 - 5 phút đến khi dung dịch đồng đều. Sau đó để vật liệu nghỉ 3 phút rồi khuấy lại trước khi thi công.

Gửi yêu cầu tư vấn

Bạn muốn được hỗ trợ tư vấn thiết kế nhanh nhất. Hãy gửi yêu cầu cho chúng tôi ngay!

(Ghi chú: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn )

Một số gợi ý để bạn viết yêu cầu:

- Ghi rõ kích thước các cạnh
- Đường giao thông mà mảnh đất tiếp giáp (loại đường, bề rộng đường, bề rộng vỉa hè…)
- Bạn định xây mấy tầng. Số tiền dự kiến đầu tư là bao nhiêu
- Cơ cấu các tầng (nếu đã có định hướng): mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào…(gara oto, để xe máy, khách, sinh hoạt chung, bếp, ăn, ngủ, wc chung hay riêng, tắm, phòng thờ, phòng giặt, sân chơi, sân phơi…)
- Sơ qua ý thích của bạn về kiểu dáng kiến trúc, các sở thích riêng, các yêu cầu kỹ thuật khác…(nếu có thể)
- Dư định khi nào khởi công xây nhà

Sản phẩm cùng loại